Có thể nói trong thời đại bùng nổ công nghệ, thị trường bị chiếm lĩnh của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook,... thì đã tạo ra nhiều xu thế mới, nhất là sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Hiện nay, TikToker được xem là một nghề với khả năng mang lại thu nhập ổn định. Cùng xu thế đó, người dân tại một ngôi làng tại Trung Quốc đã "rủ" nhau đổi đời nhờ tổ chức các buổi livestream "khoe" cảnh nghèo khó, thu về hơn 100 triệu đồng/tháng.

>>Xem thêm: Ngôi làng phất lên nhờ bán thịt heo, cả xóm "rủ nhau" xây biệt thự
Cụ thể, ngôi làng này thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Sự nghèo khó của khung cảnh nơi đây nằm ở vị thế của ngôi làng khi có vị trí nằm cheo leo bên vách sườn núi. Thế nên, làng này còn được gọi là "làng vách đá". Được biết, vị trí của ngôi làng cách mực nước biển hơn 1400m, nằm giữa 3 sườn núi đá đứt gãy trên hẻm núi sông Mỹ Cô.


Vì có địa hình hiểm trở nên người dân trong làng dường như bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Để di chuyển qua lại, người dân ở đây phải băng qua vách đá bằng chiếc thang tạm bợ làm từ cành cây và dây leo. Cuộc sống của người dân ở đây đơn giản, bình dị và có phần thiếu thốn.

Năm 2016, khi du khách đến đây đã chia sẻ hình ảnh khó khăn tại vùng đất này, từ đó ngôi làng bỗng dưng trở nên nổi tiếng. Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đã hỗ trợ cải thiện chất lượng đời sống của ngôi làng. Đặc biệt, mạng lưới internet 4G đã được phủ sóng tại đây. Điều này vô tình tạo cơ hội cho người dân trong làng trở thành những "thánh livestream" bán hàng.

Buổi livestream của người dân nơi đây rất đơn giản, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, một giá đỡ điện thoại là người dân có thể live liên tục hơn 5 tiếng để bán sản phẩm, thu hút hơn 30.000 người xem. Mặt hàng mà người dân bán ở đây thường là nông sản tại địa phương như hạt hoa tiêu, tỏi, khoai lang, óc chó,... thậm chí chỉ đơn giản là quay lại khung cảnh sinh hoạt vùng nông thôn.

Điển hình như anh Mose Labo, anh là người đầu tiên biết cách sử dụng mạng internet và nhanh chóng kiếm tiền từ việc xây dựng nội dung video và livestream trên Douyin (TikTok phiên bản nội địa). Trong mỗi video, anh Mose Labo chỉ việc nép vào cây cầu và khung cảnh vách đá cheo leo là có thể gây sự chú ý thu hút người xem. Trung bình, Mose Labo kiếm được 3000 USD mỗi tháng, tương đương hơn 68 triệu đồng.

Thành công của Mose Labo nhanh chóng trở thành tấm gương, truyền cảm hứng cho những người khác trong làng cùng làm theo, tạo thành hiện tượng cả làng cùng livestream. Bắt chước theo anh Mose Labo, chị Axi đã thay đổi số phận nghèo khó nhờ công việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.

Thay vì livestream bán hàng thông thường thì Axi đã lồng thêm nội dung những câu chuyện xúc động, gây được sự cảm thông từ người xem. Nếu thuận lợi thì một buổi livestream của Axi có thể bán đi hơn 2000 đơn hàng nông sản, mỗi tháng có thể thu được 106 - 141 triệu đồng/tháng.

>>Xem thêm: Ngôi làng toàn gái xinh mà ế: Tuyển chồng chỉ cần ở rể, làm việc nhà
Nhờ đó, cô gái Axi chỉ mới 19 tuổi đã có thể cải thiện chất lượng sống, phụ giúp gia đình bằng nguồn thu nhập ổn định của mình. Ngoài ra, trong làng còn có rất nhiều người trẻ cũng như Mose Labo và Axi. Thay vì bôn ba tại các thành phố lớn thì họ lại chọn ở lại vùng nông thôn nghèo khó để kiếm sống, nhờ vậy mà thu nhập kinh tế tại ngôi làng này đã được nâng cao.

Từ đó, thông qua mặt tích cực của công nghệ và các nền tảng xã hội thì đời sống của người dân tại nhiều nơi như ngôi làng “vách đá” này được cải thiện rõ rệt. Hơn thế, nếu được định hướng rõ ràng thì những công việc như livestream sẽ không chỉ tạo ra thu nhập mà còn có thể thay đổi bộ mặt hình ảnh của địa phương.
Bạn nghĩ như thế nào về ngôi làng đổi đời nhờ việc livestream này? Hãy chia sẻ cùng Thể Thao Văn Hóa nhé!
Xem thêm những bài viết thú vị về đời sống trên Thể Thao Văn Hóa nhé!
TẠO PHỤ KIỆN CHỤP ẢNH ĐƠN GIẢN NHẤT
Để cho ra những bộ ảnh, thước phim đẹp mắt thì đòi hỏi người chụp phải có nhiều dụng cụ hỗ trợ. Bài viết sau đây sẽ mách bạn mẹo tạo phụ chụp ảnh kiện bằng những vật dụng đơn giản. Đầu tiên, bạn có thể dùng sợi dây dài làm tripod trong trường hợp quên mang theo. Chỉ cần dùng chân giữ hai đầu dây kéo căng là có thể giúp máy chống rung. Tiếp theo, có thể tự làm dolly - thanh trượt quay phim bằng 3 tấm mút gắn vào 3 chân của tripod...