Nhắc đến những công trình kiến trúc ấn tượng trên thế giới thì tòa nhà chọc trời hay có thiết kế đẹp mắt sẽ thu hút được sự chú ý. Nằm trong số đó, một ngôi đền đôi tại Trung Quốc đã khiến thế giới phải sửng sốt vì được xây dựng cheo leo trên đỉnh núi cách đây hơn 500 năm.

>>Xem thêm: Chùa Bửu Long - một góc Thái Lan giữa lòng Thủ Đức, cần đi đâu xa
Núi Phạm Tịnh Sơn thuộc tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) có phong cảnh tuyệt đẹp, sinh vật tươi tốt được xếp vào danh sách khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Nổi tiếng nhất ngọn núi này là ngôi đền đôi được xem là thánh địa Phật giáo vì đã xuất hiện từ thời cổ đại.

Ngôi đền đôi nằm ở độ cao 2.336m so với mực nước biển, được xây dựng trên một chóp đá chẻ đôi có tên là Hồng Vân Kim Đỉnh, khe hở ở giữa chóp đá gọi là Kiếm Vàng. Năm 2018, chóp đá này đã được Unesco công nhận là di sản thế giới. Tổng thể từ trên cao có thể thấy quang cảnh xung quanh đền là núi rừng hùng vĩ, thiên nhiên bạc ngàn.

Đặc biệt, tuy cùng một công trình Phật giáo nhưng mỗi bên của ngôi đền lại thờ tự khác nhau. Đền phía nam thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng trưng cho khổ hạnh ở hiện tại. Đền phía bắc thờ Phật Di Lặc tượng trưng cho sự an lạc ở tương lai. Hai đền Bắc Nam được nối liền bằng cây cầu vòm ở giữa.


Đồng thời, con đường hành hương từ chân lên đến đỉnh núi cũng chứa đựng nhiều hàm ý. Để có thể leo lên đến ngôi đền thì du khách cần bước qua 8.888 bậc thang đá thế dốc dựng đứng để lên đến ngôi đền ở phía nam, sau đó đi qua cây cầu vòm ở giữa để đến được ngôi đền ở phía bắc. Hành trình này tương ứng với ý nghĩa từ hiện tại đến tương lai.

Theo các nghiên cứu khảo cổ thì ngôi đền đôi này đã được xây dựng từ thời cổ đại. Mặc dù không thể xác định được niên đại chính xác nhưng người ta ước tính nó được xây dựng cách đây hơn 500 năm vào thời nhà Minh. Theo các dấu tích để lại thì từ khi có mặt đến nay, ngôi đền này luôn được người dân thăm viếng dâng hương thường xuyên.

>>Xem thêm: Ngày vía Ngọc Hoàng, khách thập phương chen chân ở chùa để cầu duyên
Một trong những điều khiến ngôi đền này thu hút khách hành hương đến vậy chính là bí mật về quá trình hình thành. Đến nay, các nhà nghiên cứu khảo cổ vẫn chưa tìm thấy ghi chép về cách thức vận chuyển đưa nguyên vật liệu lên đỉnh núi cheo leo để dựng hai ngôi đền bề thế như vậy.

Từ bí ẩn chưa có lời giải đáp đó, cho đến nay đã có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh ngôi đền. Trong đó, có lời tương truyền rằng vào thời cổ xưa lúc hai vị phật tổ là Phật Di Lặc và Phật Thích Ca Mâu Ni cùng thống trị thiên hạ đã dùng dao vàng cắt đôi vương miện nên đã vô tình chia một núi thành hai nửa. Từ đó, mỗi bên chóp đá chia ra thờ một vị Phật.

Bên cạnh đó, vì tồn tại lâu đời nên ngôi đền chứa đựng nhiều dấu tích tư liệu nên nơi này luôn nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong nước và quốc tế. Tại Trung Quốc, nhiều học giả đã đến đây để tìm tòi, nghiên cứu về văn hóa lịch sử tôn giáo.

Ngày ngay, ngôi đền đôi này đã trở thành địa điểm hấp dẫn không chỉ là nơi đến của tín đồ Phật giáo mà còn thu hút đông đảo khách tham quan du lịch. Với không gian tín ngưỡng tôn giáo đặc trưng, thiên nhiên hùng vĩ và đậm đà bản sắc địa phương thì đỉnh núi Phạm Tịnh Sơn này chắc chắn là điểm đến lý tưởng.
Bạn nghĩ sao về ngôi đền đôi cheo leo trên đỉnh núi này? Hãy chia sẻ cùng Thể Thao Văn Hóa nhé!
Xem thêm các bài viết khác tại Thể Thao Văn Hóa nhé!
7 ĐIỀU TUYỆT ĐỐI KIÊNG KỊ KHI ĐI VIẾNG CHÙA ĐỂ KHÔNG BỊ CHÊ KÉM DUYÊN
Chùa, đền vốn là nơi linh thiêng thời tự thánh thần nên cần phải lưu ý cẩn trọng để không phạm vào các lỗi bất kính. Bài viết sau đây sẽ mách bạn 7 điều tuyệt đối kiêng kỵ khi đi viếng chùa chiền.
Đầu tiên là không được ăn mặc hở hang, đây là điều tối kỵ đầu tiên. Khi đi chùa, bạn cần ăn mặc lịch sự, sạch sẽ, giản dị. Thứ hai là không nên tự ý lấy đồ của chùa mang về vì điều này được xem là cấm kỵ.