Kiểng cổ truyền thống được xem là "tác phẩm nghệ thuật sống" mang đặc trưng văn hóa của vùng đất Nam bộ. Nếu có dịp đến với thành phố Sa Đéc để thưởng hoa ngắm cảnh thì du khách đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng cặp me kiểng cổ có độ tuổi hơn 160 năm được hỏi mua với giá hơn 6 tỷ đồng.

>>Xem thêm: Trường Giang trồng trái cây trong biệt thự chỉ vì Nhã Phương thích
Cụ thể, cặp me cổ thụ này của ông Nguyễn Phước Lộc, 52 tuổi, ngụ tại thành phố Sa Đéc. Ông Lộc vốn là nghệ nhân cây cảnh lâu năm tại làng cây cảnh Sa Đéc. Được biết, cặp me cổ này được ông vô tình sưu tầm được vào năm 1993 trong chuyến đi về Tiền Giang. Vì hình dáng cặp me kiểng đồng đều đối xứng nên ông đã mua và vận chuyển về Đồng Tháp để chăm sóc.

Năm 2013, cặp me được Trung tâm xác lập Kỷ lục Việt Nam công nhận là cặp me kiểng cổ nhất Việt Nam. Để đo đạc độ tuổi chính xác, người ta đã dùng máy móc để đo lường thớ gỗ bên trong thân và ghi nhận được cặp me này đạt 154 năm tuổi, tức đến nay là 163 năm.

Nét đặc biệt là cặp me cổ thụ này là cả hai mang nhiều nét giống nhau tựa như sinh đôi. Cả hai đều cao tầm 4,5m, tán lá khoảng 1,5m, phần gốc rộng 1,4m. Nhìn chung, cặp me có kích thước không quá đồ sộ thế nhưng lại mang nhiều giá trị ở độ tuổi và phần tạo hình.

Chia sẻ với đài truyền hình Đồng Tháp, ông Lộc cho biết: “Cặp me này tuy bộ gốc không quá lớn nhưng vì được uốn nắn sửa kiểng từ nhỏ cho nên bộ cành có kích thước rất to”. Ngoài ra, cành lá của hai cây me cũng được uốn tỉa đẹp mắt. Tuổi cao không ảnh hưởng đến độ xanh tươi của cây.


Cặp me trăm tuổi qua bàn tay nghệ nhân đã được tạo dáng theo kiểu "chiếu thủy nghiêm sơn" với nhiều tầng lá cách điệu nhỏ dần từ gốc đến ngọn. Mỗi tầng gồm có một chi hướng lên và một chi hướng xuống, phân bổ đồng đều bo theo trụ tròn, nhìn từ xa tựa như cây thông.

>>Xem thêm: "Cụ xoài" gần 350 tuổi vẫn sai quả, thân cây đủ 6 người ôm
Ông Lộc đã nhiều lần mang cặp me kiểng đi dự thi các cuộc thi về cây cảnh lớn nhỏ trong nước. Lần nào thì cặp "cụ me" này đều đạt giải cao nhất cũng như là nhận được nhiều sự công nhận giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật. Khi được xác lập Kỷ lục Việt Nam thì độ nổi tiếng của cặp me cổ thụ này càng vang xa hơn nữa. Nhiều người mê cảnh đã tìm tới vườn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp chân thật của "cụ me".

Cho đến nay, cặp me đã được nhiều người hỏi mua, có người ngã giá hơn 6 tỷ đồng nhưng ông Lộc vẫn quyết định không bán mà để lại để trưng cảnh. Ông chia sẻ rằng giá trị của cây cảnh không thể tính bằng tiền vì đây là loại hình nghệ thuật lại mang nhiều ý nghĩa văn hóa.

Không chỉ riêng gì cặp me hơn 160 năm tuổi này mà tại vườn cây cảnh của ông Lộc còn rất nhiều cây kiểng khác có giá trị cao với độ tuổi ấn tượng mà ông đã sưu tầm và chăm sóc trong nhiều năm qua. Quan điểm cây kiểng đẹp trong lòng nghệ nhân Sa Đéc này là tác phẩm cây kiểng phải vừa trang nghiêm, hùng tráng vừa thâm trầm u mặc, gợi nhiều cảm xúc thẩm mỹ cho người thưởng thức.

Đến nay tuy đã lớn tuổi nhưng cả hai cây me của ông Lộc vẫn tươi tốt. Với hơn 30 năm miệt mài với việc sưu tầm và định hình nghệ thuật cho cây kiểng, ông Lộc muốn gửi gắm tình yêu thiên nhiên cùng những giá trị văn hóa, và triết lý nhân sinh một cách tao nhã.
Bạn nghĩ sao về cặp me kiểng cổ thụ trên? Hãy chia sẻ cùng Thể Thao Văn Hóa nhé!
Ảnh: Dân xa xứ
Xem thêm những bài viết đời sống trên Thể Thao Văn Hóa nhé!
TRƯNG 4 LOẠI CÂ Y CẢNH NÀY ẮT LÀM ĂN PHẤT LÊN NHƯ DIỀU GẶP GIÓ
Sở dĩ cây cảnh được ưa chuộng là vì nó được gắn với nhiều giá trị, trong đó xét về quan điểm phong thủy thì cây cảnh có thể mang lại tài lộc, phú quý cho gia chủ. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra 4 loại cây cảnh giúp mang lại tài lộc.
Đầu tiên là cây bao thanh thiên. Cây này có màu đỏ tía mà theo quan niệm dân gian thì cây này mang đến may mắn và phúc lộc cho người trồng. Thứ hai là cây ngọc ngân nếu được trưng trong phòng khách thì sẽ mang đến nhiều bổng lộc cho gia chủ.