Trong bối cảnh lứa U23 nhọc nhằn đưa ĐTVN tiến vào chung kết AFF Cup, lần nữa đối mặt với "đại kình địch" Thái Lan thì ở Việt Nam, vòng loại Giải U19 Quốc gia 2022 cũng chính thức được khởi tranh. Sự chú ý mà công chúng dành cho bóng đá trẻ vốn không nhiều nhưng những cố gắng, nỗ lực của dàn cầu thủ trên sân thì không cần bàn cãi.

>> Xem thêm: HLV Mai Đức Chung: Cầu thủ nữ tháng gửi về nhà 1.5 triệu, chỉ giữ 400k
Vừa có kết quả âm tính Covid-19 không lâu, một cầu thủ thuộc biên chế CLB CAND đã phải vào sân thi đấu. Chia sẻ với Nhịp sống Việt, anh chàng cho biết: "Em mới tập được vài hôm nên đá trên sân cũng hơi khó thở. Em cũng không nghĩ là mình có thể phiêu được như thế. Đội em hôm nay mục tiêu là có điểm nhưng bị gỡ phút cuối, rất buồn".

Cũng trên Nhịp sống Việt chia sẻ, lịch thi đấu dày đặc cộng thêm việc nhiều trường hợp cần hồi phục sức khỏe hậu Covid nhưng khâu ăn uống của dàn cầu trẻ có vẻ chưa được quan tâm lắm. Một suất ăn bình thường của họ chẳng những không phong phú mà số lượng còn tương đối ít, qua hình ảnh được chia sẻ nhiều người còn lo lắng không biết có đủ sức để tập luyện không.

Dù vậy, sau thời gian dài "làm bạn" với thực đơn tương tự như trên, các cầu thủ dường như đã sớm quen với nó. Lời tâm sự "tại quen rồi ạ, cũng không dám đòi hỏi gì nhiều" của một cầu thủ quả thật làm ai nghe cũng xót. Một người khác còn tích cực hơn khi so sánh bản thân với những đàn anh đang thi đấu cho U23 Việt Nam như Trần Quang Thịnh hay Bùi Anh Thống: "Cũng vất vả nhưng các anh ở đội em hiện đang thi đấu ở U23 ngày xưa còn khổ hơn nhiều. Thế mà các anh vẫn cố gắng để có được thành công nên bọn em chỉ biết làm hết sức mình thôi ạ".

Đây cũng không phải lần đầu dân tình dành sự quan tâm cho chế độ dinh dưỡng dành cho các cầu thủ. Trước đó thông tin từ Zing, bữa ăn "thiếu chất" của tuyển nữ Việt Nam tại SEA Games 30 cũng khiến người người nhà nhà bàn tán xôn xao. Những món như trứng rán, gà hầm kiểu Philippines, cơm và rau... rất đơn giản so với những người hoạt động thể chất nhiều như vậy.

Dù cô gái của đội tuyển Việt Nam đã lo xa, mang theo nhiều đồ ăn như giò, chả, ruốc... nhưng số lượng vẫn không đủ cho quá trình thi đấu lâu dài. Cả đội khi ấy còn có ý định mua nguyên liệu về tự chế biến để cải thiện phần nào thể lực.

Đến cả bữa ăn tại Campuchia của những "người hùng" U23 cũng bị đánh giá là không phù hợp, khó có thể bù đắp được năng lượng đã bỏ ra trong suốt 120 phút thi đấu. Nó chỉ bao gồm cơm, món chính gà sốt nấm, rau củ xào cùng với một ít bánh ngọt để tráng miệng mà thôi.


>> Xem thêm: Nữ cầu thủ Việt thi đấu xa nhà 8 tháng, lúc về con gái kêu bằng chị
Chế độ ăn này không phải mới đây mà đã kéo dài suốt hành trình vừa qua của giải đấu. Thế nhưng, bất kể mệt mỏi, khó khăn tới mấy thì U23 Việt Nam vẫn chiến đấu hết sức mình để mang vinh quang về cho đất nước.

Bóng đá trẻ luôn phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, với ý chí kiên định cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, lứa cầu thủ thuộc thế hệ sau xứng đáng nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện cũng như hỗ tợ nhiều hơn nữa.
Xem thêm nhiều tin tức thú vị về đời sống trên Thể Thao Văn Hóa!
ĐẰNG SAU THÀNH CÔNG VÀO WORLD CUP: CẦU THỦ NỮ LƯƠNG 5 - 6 TRIỆU ĐỒNG
Những khó khăn mà dàn cầu thủ Việt Nam, nhất là cầu thủ nữ phải vượt qua để theo đuổi sự nghiệp "quần đùi áo số" là không phải ít. Việc lương bổng siêu thấp chính là ví dụ điển hình. Người khoác áo CLB Hà Nội và TP.HCM thường sẽ nhận lương cao hơn đội bóng ở các địa phương nhưng cũng chỉ ở mức 5-6 triệu đồng. Đó là lí do mà không ít người phải làm "nghề tay trái" để kiếm thêm thu nhập.
Nếu Tuyết Dung mở quán ăn, có thời gian rảnh lại "hô biến" thành nông dân phụ giúp gia đình thì đội trường Huỳnh Như cũng kiêm luôn việc kinh doanh dừa sáp. Trong khi đó, hậu vệ Nguyễn Thị Xuyến lựa chọn làm HLV cho trung tâm bóng đá cộng đồng để đúng với chuyên môn.